Home Kiến thức ngành in ĐẠI CƯƠNG NGÀNH IN Chương 2: QUÁ TRÌNH TRƯỚC IN

ĐẠI CƯƠNG NGÀNH IN Chương 2: QUÁ TRÌNH TRƯỚC IN

2279
SHARE
IN GIÁ RẺ INANQUANGCAO.XYZ :
1. TƯ VẤN, BÁO GIÁ: Hotline, Add và gửi thông tin đến ZALO 0908282036
EMAIL inanquangcao.xyz@gmail.com
2. ĐẶT HÀNG, THIẾT KẾ, DUYỆT MẪU: ONLINE
3. GIAO HÀNG: TOÀN QUỐC

ĐẠI CƯƠNG NGÀNH IN Chương 2: QUÁ TRÌNH TRƯỚC IN

III. QUI TRÌNH CHẾ BẢN:

Quá trình chế bản bao gồm: xử lý chữ, xử lý hình ảnh, tạo trang (dàn trang), bình trang và chế tạo khuôn in.

Thực tế, có 2 phương pháp chế bản: truyền thống và hiện đại

  • Chế bản truyền thống được đặc trưng bởi việc sử dụng máy chụp hình (Scan), máy tách màu, phim để chế tạo khuôn in.

Chế bản truyền thống được chia làm các công đoạn:

  • Sắp chữ, sắp xếp văn bản và đánh số trang.
  • Phục chế hình ảnh, đặc biệt là tách màu cho in nhiều màu, tạo tram hình ảnh để in.
  • Bình bản và chế tạo khuôn in (ghép văn bản, hình ảnh và các phần tử đồ hoạ vào một trang in hoàn chỉnh, ghép các trang thành các tờ in, và cuối cùng là chế tạo khuôn in).

Phương pháp này hiện nay không còn được dùng rộng rãi nữa bởi vì thời gian hoàn thành lâu, chất lượng không cao, khả năng chỉnh sửa hạn chế và kém linh hoạt.

  • Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin,
    chế bản hiện đại (kỹ thuật số) đã thay thế chế bản truyền thống.

Hiện nay, chế bản kỹ thuật số có thể chia thành:

  • CTF (Computer to Film): công nghệ chế bản từ máy tính ra phim.
  • CTP (Computer to Plate): công nghệ chế bản từ máy tính ra bản.
  • CTP (Computer to Press): công nghệ chế bản từ máy tính ra máy in.
  • CTP (Computer to Print): công nghệ chế bản từ máy tính ra tờ in.

IV. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

  • PPI (pixel per inch): là độ phân giải nhập hay còn gọi là độ phân giải quét (máy ảnh, máy Scan…) mà thiết bị quét thu nhận tín hiệu trên mỗi inch.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng thuật ngữ Pixel để mô tả độ phân giải (Resolution) màn hình (số lượng các phần tử riêng biệt theo chiều dọc và theo chiều ngang có thể nhìn thấy được mà một màn hình vi tính có thể biểu diễn).

  • DPI (dot per inch): khả năng phân hình ảnh thành các điểm trong một đơn vị
    diện tích mà nó được xác định nhu cầu sử dụng và khả năng của thiết bị nhập.

Trong chế bản in người ta thiết lập mối quan hệ giữa độ phân giải nhập (ppi) và độ phân giải xuất (dpi) thông qua độ phân giải Trame (LPI: line per inch) Dpi= 1.44 lpi.

Tùy vào từng ấn phẩm mà ta quyết định độ phân giải tram cho thích hợp:

Khi quan sát các nấc chuyển từ sáng nhất đến tối nhất mắt người sẽ không thấy được từng nấc nếu như từ sáng nhất đến tối nhất có hơn 200 bước chuyển. Chính vì lẽ đó mà các thiết bị Postcript thông thường đòi hỏi phải có ít nhất 256 mức độ xám để phục chế hình ảnh chính xác.

  • Phim âm bản (Negative) :
  • Phim dương bản (Positive) sự phân bố ánh sáng thuận với bài mẫu.
  • Dàn trang: sự phân bố hình ảnh, chữ và màu sắc trên trang tài liệu.
  • Bình trang: sự sắp xếp các phim để chế bản (Supbor).
  • Postscript: là ngôn ngữ mô tả trang, là một chương trình biên dịch độc lập với thiết bị dùng để biên dịch và trình bày tài liệu từ một hệ thống máy tính thành một dạng dữ liệu đặc biệt để đến một thiết bị xuất và điều khiển thiết bị xuất để tạo các hình đồ họa được mô tả trong trang.
  • Rip (Raster Image Processing) tram hóa tài liệu hay nói cách khác là một bộ phận diễn dịch ngôn ngữ postcript để tạo một file thật sự cho thiết bị xuất.

Trong quá trình thiết kế chủ yếu sử dụng các phần mềm thiết kế: Corel, Illustrator, Photoshop, … Bên cạnh đó ta cần quan tâm độ phân giải khi quét ảnh để được một ấn phẩm hoàn hảo.

V. CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG NGÀNH IN :

Hệ đo lường Typo: Dùng để đo kích thước khuôn in, cỡ bát chữ… Đơn vị: phân in

1 phân in = 0.376mm. 12 phân in = 1 cicero.
48 phân in = 4 cicero = 1 vuông.

Phân in dùng để đo chiều dày thân chữ, co chữ: co chữ 10, 12, …

Hệ mét: Dùng để đo khổ giấy in, khổ thành phẩm, khổ phim , bản in, …

Khổ giấy in: 79 x 109 cm, 60 x 84 cm.

Khổ sách: 13 x 19 cm, 21 x 29 cm.

Hệ inch: Dùng để đo khổ giấy in, khổ thành phẩm ..

1 inch = 2.54 cm. 1 cm = 0.39 inch.
Các đơn vị quy đổi chuẩn trong quá trình sản xuất: Ở bộ phận chế bản: thường thì dùng là cm2.
Ở bộ phận in: tính theo số tờ in hoặc số vòng tua máy in.

Bộ phận thành phẩm: đơn vị tính là tay sách.

Tay sách là sản phẩm nhận được sau quá trình gấp tờ in, số trang được xác định bởi số vạch gấp.

Thông thường tay sách gấp: 1 vạch = 4 trang, 2 vạch = 8 trang, 3 vạch = 16
trang.

VI. CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN CTF (Computer to Film):
So với qui trình chế bản truyền thống thì CTF có những ưu điểm vượt trội:

Việc bình trang thực hiện trên máy tính giảm đáng kể thời gian hoàn tất sản
phẩm.

Chất lượng sản phẩm cũng tăng đáng kể do độ chính xác chồng màu cao, tạo nhiều loại tram phù hợp với nhiều chủng loại giấy in khác nhau cho nhiều phương pháp in…

Công nghệ chế bản CTF

MÁY GHI PHIM:

Sơ đồ nguyên lý máy ghi phim dạng trống

QUI TRÌNH CHẾ TẠO KHUÔN IN:

  • Trong qui trình chế tạo khuôn in cho hầu hết các phương pháp in chủ yếu thực hiện bằng phương pháp quang cơ. Một trong những khái niệm quan trọng không thể thiếu trong quá trình này là Màng cản quang.
  • Màng cản quang là vật liệu trung gian có tác dụng sao chép hình ảnh trong qui trình chế tạo khuôn in. Đó là lớp màng Polymer có độ hòa tan tăng hoặc giảm sau khi bị ánh sáng tác dụng.
  • Nếu màng cản quang tăng tính hòa tan khi bị chiếu sáng là loại màng cản quang có tính chất dương bản và ngược lại thì màng cản quang có tính chất âm bản.
  • Với phương pháp in Typo, Flexo thì màng cản quang có tính chất âm bản.
  • Với phương pháp in Offset, In lụa thì màng cản quang có tính chất dương bản.
  • Thiết bị chủ yếu sử dụng là các thiết bị phơi bản, hiện bản và với khuôn in cao, in ống đồng còn sử dụng các thiết bị khắc hoặc ăn mòn kim loại.
Mô tả quá trình khắc trục in cho ống đồng

Qui trình chế tạo khuôn in cho phương pháp in Offset:

  • Màng cản quang dưới tác dụng của ánh sáng sẽ dễ tan trong dung dịch hiện rữa.
  • Kim loại sẽ đóng vai trò là phần tử không in.
  • Màng cản quang không được chiếu sáng còn lại trên bề mặt kim loại sẽ đóng vai trò là phần tử in.

VII. CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN CTP (Computer to Plate): CTP ra đời nhằm:

  • Nâng cao chất lượng in.
  • Tiết kiệm thời gian vì bỏ qua giai đoại chế tạo khuôn in, tiết kiệm vật tư…
  • Ngày nay, CTP không chỉ được sử dụng rộng rãi trong việc chế tạo khuôn in cho in offset mà còn cho cả ống đồng, flexo và in lụa.

Bình trang điện tử là phần bắt buộc không thể thiếu trong công nghệ ghi bản trực tiếp CTP.

Công nghệ chế bản CTP (Computer to Plate)
  • Bình trang điện tử về nguyên lý vẫn dựa trên bình trang thủ công: sắp xếp các
    trang hoàn chỉnh trên 1 tờ in cho phù hợp với khổ giấy in.
  • CTP trong công nghệ in Offet sử dụng các thiết bị ghi bản, các dạng bản thường, bản nhiệt hay Polymer.

Có 3 dạng thiết bị ghi bản: Phẳng (Fladbeb); Trống trong (Internal); Trống ngoài (External).

Thiết bị ghi bản: Phẳng (Fladbeb)
Thiết bị ghi bản: Trống ngoài (External).
  • CTP trong công nghệ in ống đồng và Flexo sử dụng thiết bị khắc điện tử hoặc khắc Laser.

VIII. CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN CTP (Computer to Press):
Ngày nay với việc thay đổi tính chất của các đơn hàng in thông dụng về thời gian giao hàng rất ngắn, số lượng in ít thì việc tìm ra công nghệ thỏa mãn yêu cầu này ngày càng bức thiết. Công nghệ CTP sẽ loại bỏ được thời gian mất đi do phải lên xuống khuôn in trong công nghệ CTP, đồng thời nâng cao chất lượng chồng màu trong quá trình in.

Công nghệ này còn được gọi là công nghệ ghi bản trực tiếp trên máy in.

IX. CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN CTP (Computer to Print):

Phương pháp in này không cần khuôn in. Dữ liệu từ máy tính có thể in trực tiếp lên giấy bằng phương pháp quang điện hoặc in phun.

NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN