Home Kiến thức ngành in ĐẠI CƯƠNG IN Chương 1: Giới thiệu ngành in

ĐẠI CƯƠNG IN Chương 1: Giới thiệu ngành in

945
SHARE
IN GIÁ RẺ INANQUANGCAO.XYZ :
1. TƯ VẤN, BÁO GIÁ: Hotline, Add và gửi thông tin đến ZALO 0908282036
EMAIL inanquangcao.xyz@gmail.com
2. ĐẶT HÀNG, THIẾT KẾ, DUYỆT MẪU: ONLINE
3. GIAO HÀNG: TOÀN QUỐC

Chương I: GIỚI THIỆU
I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH IN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:

Ngành in là ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành in là loại đặc biệt không chỉ phục vụ đời sống vật chất mà còn phục vụ đời sống tinh thần cho xã hội.

  1. Phục vụ công tác tuyên truyền văn hóa tư tưởng: Sách chính trị, các văn kiện đại hội đảng, tác phẩm văn học, tranh ảnh nghệ thuật, …
  2. Phương tiện thông tin: Báo hằng ngày, báo tuần, tạp chí, catalogue giới thiệu
    về công ty về sản phẩm, các Poster quảng cáo…
  3. Phục vụ cho sự nghiệp giáo dục: Tự điển, sách giáo khoa…
  4. Phục vụ cho công tác quản lý: Các loại đơn từ, biểu mẫu thống kê, các loại chứng từ hóa đơn….
  5. Phục vụ cho các phương tiện thanh toán: Tiền, séc, tem, ngân phiếu…
  6. Bao bì: Nhãn hàng, hộp đựng sản phẫm, giấy gói hàng, túi sách….
  7. Ứng dụng vào các ngành công nghiệp khác: In trên vải, in trên giấy dán tường, in trên decal, dán lên đế sứ…

I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH IN:

  • Trước lúc phát minh ra nghề in thì người ta in khắc gỗ.
  • In khắc gỗ được áp dụng vào thế kỷ thứ 9. Người thợ khắc các nét chữ, hình vẽ lên tấm gỗ, phần có chữ thì nỗi cao, phần không có chữ thì khoét lõm xuống. Khi in người ta phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên rồi dùng một cái gạt bằng gỗ đã mài nhẵn, gạt nhẹ lên tờ giấy.
  • 1436 thì người ta phát minh ra chữ chì.
  • Gutenberg (21 – 6 – 1440) được xem là ông tổ của ngành in ở Châu âu.
  • 1446 phương pháp in ống đồng ra đời. Người ta chế tạo trục in ống đồng bằng cách khắc lên đó chữ, hình ảnh. Đến thế kỷ 18 phương pháp ăn mòn hóa học được áp dụng.
  • 1798 Phương pháp in Offset ra đời.

Thế kỷ 19 phương pháp in lưới được áp dụng trong công nghiệp dệt.

Thế kỷ 20 kỹ thuật điện tử tin học được đưa vào trong lĩnh vực sắp chữ tách màu, các máy in được điều khiển tự động.

  • Đầu thế kỷ 19 giấy được sản xuất hoàn thiện nhằm phục vụ cho ngành in.
  • Sau năm 1950 kỹ thuật in phát triển mạnh do phát minh ra việc phục chế màu từ 3 màu cơ bản: Cyan, Magenta, Yellow.

II. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH IN Ở
VIỆT NAM:

  • Thời nhà Lý ở kinh thành Thăng Long, nhà sư Tín Học là người đã làm nghề khắc gỗ để in các loại sách kinh phật cho các chùa chiền. Nghề in bản khắc gỗ phát triển và nâng cao vào thời Hậu Lê do Lương Như Học khởi xướng vào thế kỷ thứ 19. Ông là người Liễu Chàng huyện Gia Lộc tỉnh Hải Hưng, sau hai lần đi sứ sang Trung Quốc, Ông tìm hiểu về nghề in bản khắc gỗ. Khi về nước đã truyền lại cho dân làng Liễu chàng. Do vậy mà ở Việt Nam có nghề in tranh dân gian bằng bản gỗ khắc ở làng Đông Hồ tỉnh Hà Bắc.
  • Cuối thế kỷ 19 nghề in Typo xâm nhập vào Việt Nam. Năm 1865 nhà in do người Pháp lập ra ở Sài Gòn để in báo. Năm 1887 ở Hà Nội cũng bắt đầu mở nhà in, nhà in Ideo mở năm 1875. Nhà in Đắc Lập ở Huế được thành lập 1926. Trong thời kỳ chống Pháp, ở miền Bắc có nhà in Tiến Bộ được thành lập 1946, ở miền Nam có nhà in Trần Phú được thành lập 1947, để phục vũ cho công tác tuyên truyền giáo dục cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  • Ngày 10-10-1952 Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập nhà in quốc gia và lấy ngày này làm ngày truyền thống của ngành in Việt Nam.
  • Năm 1954 đất nước tạm thời chia thành hai miền. Ở miền, Bắc nhà máy in Tiến Bộ được sự giúp đỡ của CHDC Đức xây dựng thành nhà máy in lớn áp dụng phương pháp in Typo và Offset. Ở miền Nam, nhà in Trần Phú áp dụng phương pháp in Typo để in sách báo, truyền đơn phục vụ cho cuộc cách mạng giải phóng.
  • Sau ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước năm 1975 ngành in ngày càng có điều kiện phát triển mạnh.

Tới nay, qua nhiều năm đổi mới, ngành in đã được thay đổi, trang bị theo hướng hiện đại: sắp chữ chì được thay bằng vi tính, thay in Typo bằng Offset để in các loại báo hằng ngày, hàng tuần, tập san, tạp chí và sách giáo khoa…

NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN

Tham khảo thêm bài viết về kỹ thuật in tại : https://www.inanquangcao.xyz/kien-thuc-nganh-in/