Home Kiến thức ngành in ĐẠI CƯƠNG NGÀNH IN Chương IV: QUÁ TRÌNH IN 4. PHƯƠNG PHÁP IN...

ĐẠI CƯƠNG NGÀNH IN Chương IV: QUÁ TRÌNH IN 4. PHƯƠNG PHÁP IN ỐNG ĐỒNG (GRAVURE)

1047
SHARE
IN GIÁ RẺ INANQUANGCAO.XYZ :
1. TƯ VẤN, BÁO GIÁ: Hotline, Add và gửi thông tin đến ZALO 0908282036
EMAIL inanquangcao.xyz@gmail.com
2. ĐẶT HÀNG, THIẾT KẾ, DUYỆT MẪU: ONLINE
3. GIAO HÀNG: TOÀN QUỐC

ĐẠI CƯƠNG NGÀNH IN Chương IV: QUÁ TRÌNH IN

4. PHƯƠNG PHÁP IN ỐNG ĐỒNG (GRAVURE)

Quy trình in bằng máy in ống đồng hiện đại được Karl Klietsch phát triển ở Áo và sau đó là ở Anh vào năm 1890 từ qui trình in khắc lõm. Các vùng hình ảnh và chữ là các phần tử dưới dạng các ô nhỏ được khắc vào bề mặt của một trục kim loại. Các phần tử in có diện tích khoảng 0,005×0,005in (0,127×0,127mm) và chiều sâu lên đến khoảng 0,002in (0,05mm).
In ống đồng truyền thống có các ô với kích thước bằng nhau và thay đổi chiều sâu. Các hệ thống in ống đồng khác gồm các kỹ thuật thay đổi diện tích và thay đổi chiều sâu. Khi in, phần tử in được nhúng đẩy mực, một lưỡi dao sẽ gạt mực thừa khỏi bề mặt trục in và mực được chuyển đến bề mặt in dưới một áp lực. Sự truyền mực được hỗ trợ bằng hiện tượng mao dẫn của các sợi giấy hoặc các hệ thống làm tĩnh vật liệu.
Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng.

Thế nào là công nghệ in ống đồng?

  • Đây là một trong các phương pháp in chính, được gọi là in ống đồng vì trục in được mạ một lớp đồng dày khoảng 100 microns, là lớp nhận hình ảnh. Nó còn được gọi là in lõm vì các phần tử in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in. Trước khi in, toàn bộ trục in được nhúng vào máng mực. Mực ở phần tử không in được gạt sạch bởi dao gạt mực, khi đó mực chỉ còn chứa trong các lỗ (phần tử in), và mực từ các lỗ này truyền vào bề mặt vật liệu in nhờ áp lực in cao và bám vào vật liệu. Vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp (khoảng 0,1 Pa.s), nên sau mỗi đơn vị in đều có đơn vị sấy.
  • Để tái tạo tầng thứ, các lỗ trên trục có các dạng sau: Độ sâu lỗ thay đổi nhưng diện tích lỗ không đổi (phương pháp ăn mòn hoá học), độ sâu và diện tích lỗ đều thay đổi (khắc điện tử) – phương pháp này cho phép phục chế hình ảnh chất lượng rất cao.
  • lõm sử dụng trục in và vì trục in thường được làm bằng ống đồng nên được gọi là in ống đồng.
  • In ống đồng là phương pháp in trực tiếp. Đặc trưng của phương pháp này là thành phần in nằm sâu hơn thành phần không in và độ sâu không đồng đều.
  • Thành phần không in thì cùng nằm trên một đường thẳng. Độ nông sâu của các thành phần in phụ thuộc vào độ đậm nhạt của hình ảnh trên bản mẫu.
  • Trong quá trình in, trục in được nhúng vào máng mực, mực sẽ bám lên toàn bộ bề mặt trục in. Sau đó nhờ dao gạt mực sẽ gạt mực in ra
    khỏi thành phần không in, chỉ những chổ in mới chứa mực.
  • Hiện nay thì trục in ống đồng được chế tạo nhờ công nghệ khắc bản điện tử, nó cho phép tạo ra các lỗ có độ sâu và diện tích thay đổi.
  • Khả năng phục chế ở phương pháp in ống đồng lớn hơn, có độ chính xác cao hơn so với phương pháp in typo và offset. Độ bền của trục in lớn (nếu bảo quản tốt có thể sử dụng để in tái bản), giá thành của trục in cao vì thế nó đòi hỏi phải có số lượng in rất lớn (từ 500.000 vòng tua trở lên). Với các máy in ống đồng hiện đại, tốc độ in đạt trên 200m/phút.
  • In ống đồng chủ yếu in dạng cuộn, có thể in trên các vật liệu khác nhau như giấy,
  • màng nhựa dẽo, màng kim loại…
Trục in đang được mạ đồng
Trục in đang được tiện để làm phẳng bề mặt
Máy khắc trục đang hoạt động
  • Loại sản phẩm của in ống đồng có số lượng in nhiều,      chất lượng cao: Tạp chí, cataloge, màng nhựa mờ, màng nhựa trong, túi xách, in bảo mật, tem, chi phiếu ngân hàng ..
Máy in ống đồng 8 màu